Make your own ways,and your own destiny
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội

3 posters

Go down

happy Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội

Bài gửi by Saigonese Wed Apr 21, 2010 6:59 pm


Trong quá
trình đi tìm nhân vật cho loạt bài này, với mục đích tiếp cận những cựu
HSG quốc tế thành danh trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nhận được không
dưới 10 lời giới thiệu của nhiều doanh nhân thành đạt về Nguyễn Trung
Hà.
Cuộc
phỏng vấn được thực hiện cuối tháng 11/2005. Thẳng thắn và thực tế, đôi
chút cực đoan (?), nhiều ý kiến của anh có thể sẽ gây ra tranh cãi hay
dư luận trái chiều.


Toán
học không có nhiều ý nghĩa với xã hội



Trước khi là một nhà
đầu tư, anh từng là một học sinh giỏi Toán?

Năm 1978, đạt
giải ba HSG Toán quốc tế ở Romania, cùng 40 người đạt điểm cao nhất
trong kỳ thi đại học, tôi được gửi lên trường quân sự trên Vĩnh Phúc để
ôn luyện tiếng, chuẩn bị cho việc sang Nga.

Năm sau, tôi sang MGU (ĐH Tổng
hợp Moskva) học khoa Toán Cơ, ngành Toán lý thuyết, lại chọn Lý thuyết
số, môn cổ điển và kém ứng dụng nhất trong các nhánh của Toán học. Nhưng
chưa hết đại học thì tôi chán. Tôi tự nhận thấy học Toán xong, rồi cũng
không để làm gì.

Vì sao?
Tôi cho rằng, những gì dân Toán làm là: Tự đặt
vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi
công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị
của việc học Toán và làm Toán không cao.

Toán học vẫn được coi là
nền tảng của nhiều môn khoa học khác. Những điều anh nói dường như phủ
nhận một quan niệm được rất nhiều người thừa nhận?

Kiến thức
Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những
thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2,
chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học
bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi.

Đa phần những
vấn đề mà các nhà Toán học nghiên cứu, là do họ tự đặt ra, tự thấy rằng
nó rất có ích, rồi tự đi tìm lời giải và cũng chỉ có họ, hoặc những
người theo đuổi Toán ở tầm của họ mới hiểu được.

Vì không có
ai hiểu được ngoài mấy ông Toán biết với nhau, nên cũng là các ông tự
hoan hô nhau. Ông này khen ông khác giỏi, khen những vấn đề xyz nào đó
là giải quyết được mấu chốt, là có ý nghĩa, ảnh hưởng rất lớn... và dân
chúng, xã hội, thực ra là chẳng hiểu tẹo nào về vấn đề đó... tung hô
theo.

Anh có nghĩ rằng những điều này sẽ động chạm?
Tất nhiên, bất cứ chuyện gì
nhạy cảm cũng có thể động chạm. Nhưng, tôi nói với tư cách không phải
người ngoại đạo. Tôi cũng từng học Toán. Rất, rất nhiều bạn bè tôi cũng
là dân Toán... Trong giới Toán nói chuyện với nhau cũng rất hiểu điều
đó. Chúng tôi còn dùng nhiều từ "trần trụi" hơn nhiều: chẳng hạn thủ dâm
tư tưởng (cười to). Vô nghĩa! Ông này Tiến sỹ, anh kia Tiến
sỹ... toàn giải quyết vấn đề vô nghĩa.

Anh từng học Toán, tức là cũng đã từng thấy rằng nó có ích.
Mất bao lâu để anh đi đến kết luận ngược như bây giờ?

Tất nhiên,
ngày xưa, tôi không nghĩ ngay được cái điều mà tôi thấy bây giờ. Thời
đầu, cũng như rất nhiều SV Toán khác, tôi rất thích làm Toán. Mỗi lần tự
giải quyết được một bài toán, một vấn đề nào đó thì thấy rất sướng. Và,
nếu có ai đó xung quanh hoan hô thì càng vui, hay tự mình hoan hô cũng
thấy hay, cũng đủ để thoả mãn (cười).

Nhưng, cuộc
đời có những thời điểm, những cột mốc có thể làm người ta thay đổi cách
suy nghĩ. Thay đổi một cách sâu sắc, về chất.

Năm 1982, tôi
bị lao phổi và phải vào nằm trong Viện lao Moskva mất 1 năm. Thời gian
này, rảnh rỗi nên tôi có nhiều thì giờ suy ngẫm về cuộc đời. Sau khi ra
Viện, tôi trở thành người khác hẳn, trong cách nhìn cuộc sống. Tự dưng,
tôi nhận thấy một cách rất rõ ràng sự vô nghĩa của những cái mình đang
theo đuổi, cụ thể là việc học Toán, hay việc mình muốn đạt cái nọ, cái
kia.



Người giỏi làm Toán là sự lãng phí
Nhưng, có một thực tế là
dân Toán đa phần là những người giỏi và họ dễ thành công, kể cả khi
chuyển sang các ngành khác. Tức là Toán học có ích, ít nhất về mặt đào
tạo?

Có một số khái niệm bị đóng khung trong suy
nghĩ. Nói thịt nghĩ ngay là thịt lợn, chứ không phải thịt gà, thịt cừu,
thịt bò... Nói giỏi hầu như chúng ta cũng hiểu là giỏi Toán, nếu giỏi
Văn, giỏi Lý, Hoá, Nhạc, Hoạ... sẽ cần phải chua thêm mấy cái danh từ
phụ.

Cá nhân tôi nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây. Nhiều người nghĩ những người học giỏi
Toán khi nhảy sang các ngành khác làm cái gì cũng dễ giỏi, dễ thành
công, tôi lại cho rằng, những người giỏi Toán, bản thân họ là những
người giỏi, tức là họ có nhiều tố chất về trí tuệ để dễ thành công... Mà
người giỏi thì học gì, làm gì cũng dễ giỏi kể cả học Toán.

Chẳng qua,
người có trí tuệ tốt từ bé thường được hướng, hoặc tự chọn vào những môn
mang tính khoa học, nhất là Toán. Thành ra, mật độ những người giỏi
"dính dáng" đến Toán là tương đối cao, nên dẫn đến sự đánh đồng khái
niệm: dân Toán là dân giỏi. Sự lãng phí ở đây là lẽ ra phải cho những
người giỏi đó học ngành khác hữu ích hơn là Toán.

Nhưng rõ ràng, rất nhiều
kiến thức của Toán đã và đang được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề
khác nhau?

Chúng ta nhầm lẫn trong việc định nghĩa thế nào
là ứng dụng, dẫn đến hiểu Toán có ứng dụng trong nhiều ngành. Không
phải vậy. Toán hoàn toàn không có ứng dụng. Tôi nghĩ kiến thức Toán ở
bậc ĐH là bắt đầu không cần thiết. Càng nghiên cứu lên cao, Toán càng ít
tính ứng dụng hơn. Lúc đó, nó chỉ phục vụ cho những sự phát triển nội
tại của bản thân nó thôi. Tôi cho rằng vô ích. Nếu muốn nước ta đi nhanh
hơn thì có lẽ nên bỏ qua ngành học này.

Anh có mạnh miệng quá
không?


Đó là sự
thực. Để nói là vô ích hay không thì xác định xem ta đứng ở điểm nào đó
để nhìn. Nhiều người cứ lý luận, hoặc có thể chính họ tin rằng, Toán hữu
ích. Nhưng, nhìn ở góc độ phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện tại,
cống hiến của Toán thực sự không có gì.


Vậy, anh nói
thế nào, khi vẫn luôn có những hình thức tôn vinh đóng góp của các nhà
Toán học? Và, cả những nỗ lực và sự đầu tư để Toán phát triển. Phải
chăng xã hội nhầm lẫn hết?


Toán là một trò chơi. Tôi
ví dụ, thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò thể thao.
Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài 1 điều duy
nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh
phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú
luyện tập thể dục.


Toán học cũng vậy. Học tiếp lên, nghiên cứu
tiếp lên, có thể ra được những cái khá hơn cái cũ, cũng như nhảy cao, cố
gắng 2m10, rồi 2m12 sẽ đạt được mục tiêu là chinh phục kỷ lục nào đó.
Ngoài ý nghĩa này thì toàn bộ công đoạn nỗ lực đó là vô nghĩa.


Vô nghĩa?
Giải thưởng Clay của Ngô Bảo Châu được nhiều người coi là niềm tự hào là
một ví dụ phản bác lại nhận định của anh?


Đúng, nó là
sự tự hào. Về khía cạnh này thì rất có ý nghĩa.
Những nhà
Toán học thành công, cũng như những VĐV thể thao thành công sẽ nuôi
dưỡng được niềm tự hào cho những người liên quan, trong gia đình, thậm
chí trong cộng đồng của họ. Nhưng, điều ấy có ý nghĩa gì khác, cũng như
kỷ lục thế giới có ý nghĩa gì, ngoài cái danh kỷ lục?

Đừng vẽ son,
tô hồng quá cho dân Toán. Phát triển xã hội thì đừng đưa những đầu óc
tinh tuý nhất vào ngành Toán, để họ trăn trở với những việc tự đặt vấn
đề rồi tự giải quyết vấn đề. Lãng phí. Những đầu óc ấy có thể làm được
việc khác, hữu ích hơn nhiều lần.


Anh lấy những
tiêu chí nào để đánh giá một cái gì đó là hữu ích?


Đơn giản
thôi, một cái gì đó hữu ích là khi người ta dùng nhiều. Thực ra, chính
xác hơn, dùng nhiều mới là có khả năng hữu ích chứ chưa dám chắc là hữu
ích thật sự. Chứ nhiều kiến thức Toán cao siêu, trừ một bộ phận rất nhỏ
của xã hội hiểu được, còn đa phần chẳng ai hiểu gì, thế thì nói gì đến
dùng hay ứng dụng.


Những nhà Toán học hi sinh vì xã hội để đi lừa
đảo đám đông. Họ có đóng góp rất ít ngoài việc việc làm gương để khích
lệ thêm nhiều trí tuệ tinh hoa khác đi theo vào con đường đó, mà chính
ra, ngay cả điều này không nên nhìn nhận là đóng góp.


Cố gắng không lấy bằng nếu không bắt buộc
Quay lại trường hợp của anh, sau khi ra viện và thay đổi nhận
thức về cuộc sống, anh hiện thực hoá suy nghĩ của mình như thế nào?


Sau đó, thực
sự tôi chỉ học tiếp sao cho cốt hoàn thành nốt bậc học vì không còn cảm
thấy hứng thú nữa. Tôi dành thời gian để học những thứ khác, tự học và
học qua các thầy. Định kiếm thêm cái bằng Tâm lý nhưng thậm chí, tôi
thấy ngay cả việc này cũng vô nghĩa nốt.


Về sau này,
tôi vẫn theo học nhiều thứ khác, nhưng cố gắng không lấy bằng làm gì nếu
không bắt buộc.


Năm 1985, tốt nghiệp MGU, tôi xác định ngay
tinh thần không học tiếp làm gì, và về nước. May mắn, tôi có việc ngay
tại Viện Cơ học, thuộc Viện Khoa học Việt Nam.

Thời đó, cơ chế chưa thoáng và xin việc không dễ, chắc anh có
thuận lợi về mặt quan hệ?


Không biết vì lý do gì đấy, tôi được nhận ngay (cười).
Có thể nói con đường sự nghiệp của tôi rất thuận lợi.

Anh bắt đầu nghiêng sang việc kinh doanh như thế nào?

Hồi đó, Viện
Cơ thuộc dạng khá nhất về mặt năng động ứng dụng, làm kiểu chân trong
chân ngoài...


Các bác lãnh đạo Viện lúc đó như bác Đạo
(Nguyễn Văn Đạo), bác Điệp (Nguyễn Văn Điệp) đều yêu quý và tạo điều
kiện cho nhân viên làm thêm bên ngoài. Chúng tôi lập nhóm ứng dụng cơ
học vào điện lạnh, sấy… Hợp đồng ký dưới danh nghĩa của Viện, và Viện
được phần trăm. Sau này, khi thấy việc tách ra riêng, có con dấu riêng
sẽ thuận lợi hơn về mặt kinh doanh và cũng có lợi hơn, chúng tôi lập
công ty.


Năm 1989, tôi lập công ty Zodiac (tên tiếng
Việt là Hoàng đạo), trực thuộc Hội Tin học, kinh doanh máy móc, thiết bị
tin học. Sau khi có Luật Doanh nghiệp (năm 1991), chuyển thành công ty
TNHH. Dần dần, do nhu cầu phát triển mà những mảng kinh doanh sau này
như ngân hàng, bất động sản, tin học… là sự tiến lên và mở rộng theo sự
phát triển tất yếu.

Tức là, anh đến với kinh
doanh do sự đưa đẩy của thời cuộc? Thời đó, với các nhà khoa học như
các anh, tính riêng lương có đủ sống không?


Đủ, bằng
chứng là tôi vẫn sống đây (cười). Không thể nói do đồng lương
không đủ sống mà người ta chuyển sang kinh doanh được. Kinh doanh là
việc tự thân.


Có thể, có những sai lầm lại dẫn đến thành
công. Mình tưởng rằng mình giỏi và có thể làm được điều gì đó, nên cứ
thế làm, và làm được, đâm ra lại càng nghĩ rằng mình giỏi thật. Sau này,
khi có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, nhìn lại mình biết trong những cái
làm ấy có nhiều sai sót.


Tôi ra kinh doanh bắt đầu từ việc nghĩ rằng,
mình làm kinh doanh giỏi. Thực sự, bây giờ tôi không ưa kinh doanh, mà
lại thích làm Toán hơn.

Có mâu thuẫn với điều
anh khẳng định: Toán là lãng phí và vô nghĩa?


Không mâu
thuẫn. Làm Toán như một trò chơi thì vẫn thấy nó hay, nó đẹp. Làm Toán
như một sự thủ dâm tinh thần thì vẫn tự thấy sướng, thấy hứng thú (cười).
Mặc dù đúng là những trò chơi, hay sự "tự sướng" chẳng có ý nghĩa gì
đối với xã hội. Còn kinh doanh không thấy vui, vì nó càng ngày càng bẩn.

Cụ thể hơn là cái gì bẩn: môi trường?

Tôi quen với
môi trường logic hơn. Môi trường kinh doanh bây giờ có nhiều sự phi
logic, đôi khi kết quả đạt được không phụ thuộc bản thân ý tưởng kinh
doanh mà còn nhiều điều kiện phụ khác.


Muốn đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến công chúng
Cùng một lúc sở hữu nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực, anh
làm thế nào để vận hành và quản lý tốt?


Nói chung, ở
tất cả mọi công ty, tôi đều không làm gì quá sâu sát. Thực ra thì người
ta không thể biết được nhiều thứ, quan trọng là biết tổ chức. Quản lý
kinh doanh đòi hỏi các kỹ năng, còn đầu tư đòi hỏi những ý tưởng.


Tôi ít biết
(và vì thế không thích) quản lý kinh doanh nhưng tôi có nhiều ý tưởng và
có thể nhận biết người chuyên môn giỏi và sâu hơn mình để làm các việc.
Phần việc của tôi là đưa ra định hướng, chiến lược: chẳng hạn quyết
định hướng đi, xác định mục đích, thời điểm làm, khả năng sinh lời, lên
kế hoạch tài chính, huy động tiền vốn, lựa chọn đội ngũ lãnh đạo chủ
chốt...

Anh có mặt trong rất nhiều lĩnh vực sôi
động trong nền kinh tế thị trường, trong đó anh ưu tiên cho lĩnh vực
nào?


Tôi muốn đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến công chúng: điện
ảnh, bất động sản, ngân hàng, quảng cáo, báo chí...Sự thành bại trong kinh
doanh ở những lĩnh vực này ít bị ảnh hưởng bởi các cơ quan công quyền.

Hiện tại anh coi "mảng" đầu tư lớn nhất của mình là gi?

Hiện tại, tôi đang cho mình nghỉ hưu. Thời gian lúc này dành
nhiều cho việc đọc sách.

Anh đọc những sách gì?

Đọc rất tạp (cười)
sách lịch sử, tiểu thuyết, triết học phương Đông...

Một chút về cá nhân anh?

Tôi sinh năm 1962, dân
chuyên Toán Chu Văn An, lấy vợ được 21 năm, có 2 con gái. Vợ tôi là Tiến
sỹ Toán - Lý, dân chuyên Toán ĐH Tổng hợp. Tôi là người lười biếng,
thích suy nghĩ hơn là hành động, thích nói phét hơn là làm.

Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện này.
Saigonese
Saigonese
mod
mod

Tổng số bài gửi : 1782
Join date : 12/01/2010
Age : 28
Đến từ : Cộng hòa Minrussiya

http://minrussiya.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

happy Re: Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội

Bài gửi by soneism Fri Apr 23, 2010 4:19 pm

bài này sai rồi, đề nghị del bài này de
soneism
soneism
mod
mod

Tổng số bài gửi : 1342
Join date : 07/02/2010

http://www.soshivn.com/forums/index.php?act=idx

Về Đầu Trang Go down

happy Re: Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội

Bài gửi by Saigonese Fri Apr 23, 2010 8:58 pm

I think it's very right!
Saigonese
Saigonese
mod
mod

Tổng số bài gửi : 1782
Join date : 12/01/2010
Age : 28
Đến từ : Cộng hòa Minrussiya

http://minrussiya.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

happy Re: Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội

Bài gửi by leoknk Sun Apr 25, 2010 7:51 pm

soneviet_1995 đã viết:bài này sai rồi, đề nghị del bài này de

Đồng ý, đồng ý, bài này sai rồi, không chấp nhận, phản bác,phản đối kịch liệt.
Tình yêu của đời tui Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội 990869 Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội 990869 Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội 990869 Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội 990869
Một ngày tốt lành,
KnK
Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội 990869 Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội 990869 Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội 990869 Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội 990869
leoknk
leoknk
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 241
Join date : 02/01/2010
Age : 28
Đến từ : manga's world and the dark's world

https://95isno1.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

happy Re: Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội

Bài gửi by Saigonese Sun Apr 25, 2010 8:04 pm

Trùi ui....

Nhưng fact is fact!

Thật sự là toán ko giúp nhiều cho xã hội bộ!
Saigonese
Saigonese
mod
mod

Tổng số bài gửi : 1782
Join date : 12/01/2010
Age : 28
Đến từ : Cộng hòa Minrussiya

http://minrussiya.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

happy Re: Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết